Bán hàng đa kênh giúp tăng doanh thu như thế nào?
“Những điểm tiếp xúc quan trọng nếu không được đầu tư cẩn thận có thể khiến khách hàng thất vọng và dẫn đến những lời nhận xét không tốt.”
Omnichannel – Bán hàng đa kênh là gì?
Omnichannel hay còn gọi là tiếp thị đa kênh, bán hàng đa kênh, là cách doanh nghiệp thu hút khách hàng qua nhiều kênh (website, cửa hàng, ứng dụng di động, zalo, facebook…) và quản lý tự động tập trung trên một kênh duy nhất.
Với bán hàng đa kênh, người bán có thể quản lý đơn hàng, sản phẩm và tất tật mọi thứ trên một kênh tập trung, và tạo ra một trải nghiệm mua sắm hoàn hảo cho khách hàng. Thực tế, càng tiếp thị nhiều kênh, sản phẩm/dịch vụ của bạn càng cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Nhiều người có vẻ e ngại vì nghĩ rằng khi phát triển nhiều kênh bán hàng thì chi phí và nguồn lực sẽ tăng lên. Nhưng bản chất không phải vậy, nếu bạn tiếp cận được với một giải pháp bán hàng và quản lý đa kênh tốt, thì chi phí phát sinh hầu như không đáng kể.
Chẳng hạn như bạn đang kinh doanh, thì hoàn toàn có thể lựa chọn nền tảng website bán hàng đa kênh Bizweb để sử dụng. Chi phí chỉ khoảng hơn 200K/tháng, nhưng được hỗ trợ tiếp thị đa kênh toàn diện, và hầu như tất cả đều do công nghệ xử lý, bạn sẽ không cần phải làm gì ngoại trừ check đơn hàng của khách mỗi ngày.
Ví dụ về bán hàng đa kênh
Thuật ngữ omnichannel chẳng có gì mới ở các nước phát triển, họ đã sử dụng bán hàng đa kênh từ rất lâu và coi đó như một chiến lược hiển nhiên cần có đầu tiên khi nhắc đến kinh doanh. Nhưng với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, bán hàng đa kênh vẫn còn khá mới mẻ. Đa số vẫn chỉ đang bán hàng trên một kênh, hoặc dạng multichannel (cũng bán trên nhiều kênh, nhưng không thể quản lý tự động được tất cả các kênh trên một nơi duy nhất, dẫn đến tiêu hao nhân lực và chi phí).
Một vài ví dụ về bán hàng đa kênh ở Việt Nam có thể nhắc tới như: Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, sàn TMĐT Tiki, hay chuỗi bán lẻ đồ làm bánh Beemart. Còn cụ thể họ đang áp dụng bán hàng đa kênh như thế nào, và hiệu quả ra sao trong bài khác mình sẽ giới thiệu cụ thể.
Một nghiên cứu về hiệu quả của chiến lược bán hàng đa kênh cho thấy, với các nhà bán lẻ sử dụng omnichannel có thể giữ chân được 89% khách hàng; còn với các doanh nghiệp không dùng omnichannel họ chỉ duy trì được 33% khách hàng trung thành cho mình. Tất nhiên, đây là kết quả thống kê bên nước ngoài. Nhưng nếu các shop online biết đầu tư ngay từ bây giờ, tương lai 1 năm sau chắc gì đã thua kém.
Trong tiếp thị đa kênh, chiến lược kinh doanh không còn chỉ nhìn vào mỗi kênh như một thực thể rời rạc. Đã đến lúc, các doanh nghiệp cần phải kết nối tất cả các kênh đang tiếp xúc với khách hàng, và hợp nhất chúng lại trên một phương tiện quản lý tự động duy nhất.
Như vậy, làm thế nào để cửa hàng bán lẻ của bạn có thể thực hiện một điều trên? Đây là 3 cách để áp dụng chiến lược omnichannel:
3 chiến lược bán hàng đa kênh cần có
Lưu ý:
3 chiến lược bán hàng đa kênh này chỉ phù hợp với một doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn như Tiki, Nguyễn Kim… lúc này họ mới có đủ khả năng về tài chính và nguồn lực để xây dựng mô hình. Còn nếu bạn chỉ đơn giản là một chủ shop đang kinh doanh với số vốn khoảng vài chục, đến vài trăm triệu thì phương án tốt nhất để sử dụng một nền tảng bán hàng đa kênh được xây dựng sẵn của Bizweb, chi phí thấp nhưng được trải nghiệm một nền tảng đa kênh đúng nghĩa.
Thu thập tất cả các bên liên quan
Bán hàng đa kênh yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận: Giám đốc điều hành, nhân viên marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản trị website, Fanpage….
Sau đó, để tạo ra một chiến lược omnichannel tổng thể cần đánh giá được từng kênh mà khách hàng đang tiếp xúc. Tham khảo từng bộ phận liên quan về những gì đang hoạt động tốt và những gì cần cải tiến. Việc thực hiện thành công phụ thuộc vào tất cả các bên liên quan trong một doanh nghiệp.
Chỉ ra những điểm tiếp xúc khách hàng của bạn
Khách hàng đang tương tác với thương hiệu của bạn như thế nào? Chiến lược Omnichannel không hiệu quả nếu như bạn không biết làm thế nào để khách hàng kết nối với doanh nghiệp. Vì vậy, hãy vạch ra tất cả những điểm tiếp xúc khách hàng của bạn.
Những điểm tiếp xúc có thể nằm từ trong cửa hàng đến những email tới bảng quảng cáo. Mỗi con đường là một sự mở rộng thương hiệu của bạn.
Ví dụ, ứng dụng di động là một phần trải nghiệm của khách hàng. Nó được thiết kế để thông báo cho người mua về sản phẩm, lôi kéo họ mua hàng, và tạo điều kiện cho việc bán hàng. Nó có cùng một mục đích của cửa hàng truyền thống; tuy nhiên, nó được điều chỉnh phù hợp cho người dùng di động.
“Mỗi điểm tiếp xúc đóng một vai trò trong việc củng cố vị trí và nhận thức chung của thương hiệu”, Michelle Greenwald, cộng tác của tờ báo Forbes, cho biết. “Những điểm tiếp xúc quan trọng nếu không được đầu tư cẩn thận có thể khiến khách hàng thất vọng và dẫn đến những lời nhận xét không tốt.”
Việc kiểm tra chuyển biến tại các điểm tiếp xúc khách hàng là thực sự cần thiết. Bạn cần sử dụng các công cụ phân tích để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm hiểu lý do và kênh mà khách hàng rời khỏi khi đang mua sắm. Và tìm ra các điểm tiếp xúc thuyết phục họ thực sự mua hàng.
Biết được khách hàng của bạn là ai và họ thu hút với nhãn hiệu của bạn như thế nào là rất quan trọng. Nó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đảm bảo sự riêng tư, cá nhân cho người tiêu dùng.
Tạo một trải nghiệm liền mạch
Omnichannel là một quá trình liên tục. Khi bạn tiến về phía trước, mục tiêu là tạo ra một trải nghiệm liền mạch.
Làm việc với các bộ phận liên quan để phát triển một thông điệp thương hiệu khái quát. Điều đó không phải là tạo ra một kênh cung cấp cho một số khách hàng sự tiện lợi. Thay vào đó, tập trung vào cung cấp một trải nghiệm thương hiệu tương tự cho tất cả mọi người.
Leave a Reply